Đôi nét về Tế Ðiên Hòa thượng hay Tế Điên Hoạt Phật

Tế Ðiên Hòa Thượng hay Tế Điên Hoạt Phật (chữ Hán: 濟癫和尚、濟公活佛) (tên thật Lý Tu Duyên) là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Bạch Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống (khoảng 1150 – 1209) người Lâm Hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu sống tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một tăng sĩ tu hành tại Linh Ẩn Tự, ông ham uống rượu, ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên. Sau này dân gian gọi ông là Tế Công.

Tiểu Sử Tế Điên Hòa Thượng

“Tế Điên Hòa Thượng” theo truyền thuyết kể lại ông nguyên là “ Nhật Tinh Tử ”, đảo trang giáng thế làm người nhà họ Lý, tên là Tu Duyên, pháp hiệu là Đạo Tế, sống vào năm Thiệu Hưng (tây nguyên năm 1131) đời Tống, là La Hán Hàng Long. Lúc lâm bồn, ánh hồng quang bao trùm nhà, khắp nhà có mùi thơm lạ xộc mũi. Tế Điên Hòa Thượng sinh ra có gương mặt khôi ngô tuấn tú, ngũ quan đoan chánh, tướng mạo thanh tú bất phàm, chỉ có điều là cứ khóc mãi chẳng ngưng, khóc mãi cho đến 3 hôm, Lão Phương Trượng của chùa Quốc Thanh đến chúc mừng, vừa mới nhìn thấy Hoà Thượng thì bèn lập tức ngừng khóc, nhếch mép cười rồi. Phương Trượng Tánh Không Trưởng Lão đặt cho cậu bé cái tên để ghi nhớ tên thâu làm đồ đệ, lấy tên cho cậu là Lý Tu Duyên. Tế Điên lúc 7 tuổi thì chẳng muốn nói chẳng muốn cười, chẳng có tụ họp chơi đùa với những đứa con nít cùng thôn làng. Cha của cậu mời đến một vị lão tú tài là ông Đỗ Quần Anh dạy cho cậu học hành đọc sách ngay tại nhà. Cậu có trí nhớ rất tốt, hễ nhìn qua rồi thì không quên, tốc độ đọc hiểu rất nhanh, năm 14 tuổi thì thi lấy Văn Đồng (Tú Tài), nào ngờ đâu cha bệnh qua đời. Bẩm tánh của Tu Duyên yêu thích kinh điển, đến lúc 18 tuổi thì mẹ ruột cũng bị bệnh mà qua đời. Mãn kì thủ hiếu thì nhìn thấu hồng trần, lập chí xuất gia tu hành, đem những việc trong nhà giao phó lại cho Vương Viên Ngoại, đến chùa Linh Ẩn dưới núi Phi Lai Phong ở Hàng Châu xuất gia, bái Nguyên Không Trưởng Lão làm thầy, Nguyên Không Trưởng Lão (hiệu là Viễn Hạt Đường) đặt cho cậu cái pháp danh gọi là Đạo Tế, sau khi ngộ đạo thì giả điên giả khùng tại thế, đi khắp nơi hàng yêu trừ quái, trị bệnh cho các Trung Thần Hiếu Tử, trinh nữ tiết phụ, dùng diệu pháp cứu giúp đời, công đức vô lượng. Đến nay các chùa như chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu, chùa Tịnh Từ, chùa Hổ Bào … vẫn còn lưu lại rất nhiều những tích xưa, bởi vì ngài ấy đi khắp nơi cứu người, khởi tử hồi sanh, vậy nên người người đều xem ngài ấy là Phật Sống tại thế, xưng gọi ngài ấy là “Tế Công Hoạt Phật”

Nhân Dáng Tế Điên Hoạt Phật

Tế Điên Hòa Thượng rằng:

Cổ thi Phật Tổ để một phong,

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,

Người nay tu miệng, lòng không sửa.

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Luận: Thời Tống người dân mê muội, Tăng Lữ tu hành chỉ chú trọng hình tướng bên ngoài, nhiều người không thực tâm tu hành. Ngài thị hiện tướng điên điên khùng khùng để phá bỏ cái chấp của chúng sanh rằng phải thực tâm hướng nội tìm cầu. Đồng thời thị hiện tướng này hòa chung vào dân chúng nhằm cứu thế, giúp đỡ và độ hóa họ thoát khỏi cảnh mê. Sự ảo diệu của Ngài thật khó mà nói được.

Khi có người hỏi về nguyên cớ đó, truyền thuyết kể lại rằng Ngài cười lớn và nói: “Ha ha! Người đời thường cười ta điên điên khùng khùng, thật ra Đạo Tế ta tuy điên mà chẳng khùng, nay giải thích cái lí ấy như sau: cái gọi là “ điên khùng ” là tinh thần thất thường, lời nói hành động chẳng có chút trật tự, giống kẻ ngốc nghếch ngờ nghệch vậy. Ta tuy là vẻ bề ngoài trông điên khùng, nhưng trong tâm ta một dải chơn không, tất cả lời nói hành động đều xuất phát từ tự nhiên, vả lại lời nói có thể khuyên người đời hướng thiện, hành động thì là độ chúng sanh quay đầu về bờ, hoàn toàn khác với người đã nói đến ở trước. Ta du khắp nơi, không bị ràng buộc”.

Luận: Có câu rằng “Đại trí nhược ngu” ( người có trí tuệ cực cao ẩn mình thường làm ra vẻ bề ngoài trông giống như rất bình phàm và ngu mê ).

Tế Điên và tư tưởng Tâm Thức

Tế Điên theo truyền thuyết giống như đến cõi trần vui chơi, chỉ cho chúng sanh hiểu tất cả mọi thứ điều là trò ảo giác của sắc thân, mọi người rất hoan hỉ và gần gủi với Ngài.

Từ chân Tháp Lục Hòa, Tế Công viết thư:

Ức tích diện tiền dương nhất tiễn

Chí Kim do giác cốt mao hàn

Chỉ nhân diện mục vô nhân thức

Hữu vãn thiên thai tẩu nhất phiên

Hạ vãng xưa từng đón mũi tên

Lông Xương nay vẫn chưa yên

Chỉ vì mặt thật không ai hiểu

Về núi Thiên Thai lại một phen

“Đó là các vị giết hại sinh vật nhưng “mặt thật” của vô sinh là vô tử – quan trọng là tư tưởng đều là vọng thức, chẳng can gì đến tâm, con người thường lầm thức là tâm, thậm chí gọi chung là tâm thức. Ý là nhớ, đối cảnh khởi vọng đều là vọng thức, chẳng can gì đến tâm. Tâm chẳng phải có không, có không chẳng nhiễm. Tâm chẳng cấu tịnh, cấu tịnh chẳng nhơ, chẳng nhơ. Cho đến mê ngộ phàm thánh, đi đứng ngồi nằm đều là vọng thức, chẳng phải tâm vậy. Tam xưa chẳng sinh, nay chẳng diệt.”