VẬT LIỆU THEO PHONG THỦY

Gỗ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các ngôi nhà. Độ cứng của gỗ có thể tạo thành bộ khung nâng đỡ toàn bộ cấu trúc ngôi nhà và, ngoài ra, các sớ gỗ còn gợi lên hình ảnh của sự lưu chảy và chuyển động.

 

Trong khi gỗ được đánh nhẵn bóng giúp dẫn khí lưu chuyển nhanh thì mặt gỗ thông dường như có tác dụng hút khí. Dùng gỗ để lát sàn nhà là điều lý tưởng vì gỗ dễ lau chùi, và không tích bụi hoặc là nơi trú ẩn của các loại bọ, là những thứ gây dị ứng.

 

Những sản vật tự nhiên này thuộc hành Mộc. Ngược với tính dương của gỗ được đánh bóng loáng, loại vật liệu này thường mang tính âm và do vậy làm giảm tốc độ lưu chuyển của khí.

Chiếu hoặc thảm chùi bằng xơ dừa, sợi xidan, cỏ biển, cói

Các vật liệu này được ưa chuộng vì chúng là sản phẩm tự nhiên. Những tấm phủ sàn làm từ những vật liệu này dễ làm bạn xiêu lòng đấy, nhưng coi chừng, chúng rất khó làm sạch; bạn phải giặt giũ chúng luôn luôn bằng không chúng trở thành một ổ bụi và côn trùng.

Vải có thể làm ra từ sợi tự nhiên như cô-tông hoặc lanh – là những nguyên liệu thuộc hành Mộc – hoặc từ sợi nhân tạo. Với sợi tự nhiên, nếu không dùng hóa chất để xử lý với mục đích ngăn không bắt lửa và bám bẩn thì chúng được ưa chuộng hơn vì sợi nhân tạo gây ra hiện tượng tĩnh điện và làm suy giảm các ion âm có ích trong nhà. Khi trở nên xỉn màu hoặc dơ bẩn, vải có thể tích tụ và tù hãm khí.

Nhựa và các loại vật liệu nhân tạo khác nói chung thuộc về hành Hỏa vì chúng thường được làm ra bằng các phương pháp xử lý nhiệt. Nhựa có thể ngăn cản khí và tỏa ra hơi và hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó nên sử dụng chúng càng ít càng tốt.

Các đồ dùng bằng kim loại – như thép, crôm,… – làm tăng tốc độ lưu chuyển của khí. Bề mặt bóng loáng gợi lên tính hiệu quả và hành động, và do đó kim loại trở nên có ích trong nhà bếp và các khu vực mà năng lượng ứ đọng, như nhà tắm. Nhờ phẳng láng và phản chiếu, thủy tinh thường được xếp vào hành Kim và có một vài tính chất tương đồng với kim loại.

Thủy tinh thường được xếp vào hành Kim và có chung một vài tính chất của hành này. Tuy nhiên, thủy tinh có chiều sâu và ánh sáng phản chiếu trên đó lại gợi nhắc đến những mẫu vật hình dạng loang loáng như nước (hành Thủy).

Cát là nguyên liệu chế ra thủy tinh nên đôi khi thủy tinh cũng được kể là thuộc Thổ. Tùy vào tính chất năng lượng của từng loại vật dụng thủy tinh và công dụng của nó mà ta xếp nó vào hành nào.

 

Hai loại vật liệu liên quan với nhau này thuộc hành Thổ. Chúng có thể mang tính âm hoặc tính dương tùy theo bề mặt của chúng có phản chiếu ánh sáng hay không. Những vật bằng sứ có bề mặt nhẵn bóng, như chén dĩa, lọ hoa, có nhiều tính duơng hơn và chuyển khí đi nhanh.

Sàn nhà và tường làm bằng đá sẽ được xếp vào hành Thổ. Chúng nghiêng về âm tính vì bề mặt của chúng không phản quang và các hoa văn tự nhiên của chúng khiến chúng có chiều sâu.

Sàn nhà bằng đá thì vững chắc và đặc biệt rất có ích khi được dùng trong nhà bếp. Đá hoa cương thì ngược lại, nó mang tính dương vì nó nhẵn, cứng và bóng. Hoa văn tự nhiên trên đá hoa cương cũng làm liên tưởng đến dòng chảy của hành Thủy.